#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

#1 Nợ công mới là thứ kéo lạm phát


 [Nợ công mới là thứ kéo lạm phát]
Tham khảo thêm : 2023 https://vneconomy.vn/tran-no-cong-cua-my-thay-doi-the-nao-trong-hon-50-nam-qua.htm 



Có 1 mối liên hệ mật thiết giữa Nợ công chính phủ là Lạm Phát gần như bất biến, nợ công càng gia tăng thì lạm phát sẽ còn càng cao.

Đơn cử nhất hãy nhìn chính phủ Mĩ, 1 khi hết tiền, họ lại phải nâng trần nợ công, để vay thêm tiền, và tiền lại đc in ra, lạm phát lại cứ gia tăng.

Chính vì vậy cơ bản muốn giảm lạm phát, thi cần phải giảm nợ công, siết chi tiêu chính phủ 1 cách hợp lý.

Nhưng 1 điều bất hợp lý là dân là người tạo ra tài sản, nhưng chính phủ lại là người quyết định xài nó. 

Thể chế nào cũng vậy, chính vì điều này nên ko quốc gia nào tránh đc câu chuyện, xài tiền ko đúng mục đích và hiệu quả từ thuế người dân, khiến nợ công liên tục tăng cao.

Nay cuối tuần, kể anh em nghe 1 câu chuyện có thật từ Trump trước khi ông quyết định Phải làm tổng thống.

Năm 2016 khi Trump còn định tranh cử, lúc đó ông còn chưa là ứng viên của Đảng cộng hòa, năm đó con gái ông đã nói với ông rằng, vào năm 1980 chính quyền đã muốn xây 1 sân trượt băng tại trung tâm thành phố New York.

Từ 1980 chính quyền New York đã mất 6 năm rưỡi và 13tr đôla đầu tư công....nhưng vẫn ko xây xong sân trượt băng.

Lúc đó Trump nghĩ, làm thế nào mà chính phủ có thể làm đc 1 việc thần kì như vậy ?? Ông gọi điện cho chính quyền thành phố và nói rằng, 

" Tôi sẽ xây dựng sân băng, chỉ cần 3tr đô và 4 tháng, hãy giao việc đó cho tôi"

Năm đó chính quyền còn chế nhạo ông, thậm chí còn công khai ý kiến của ông cho mọi người, nhưng vô tình lại phản tác dụng, vì người dân đã chờ đợi quá sức chịu đựng, họ đã ủng hộ ông Trump, và cuối cùng chính quyền phải giao cho ông làm, để chứng minh với đám đông, ông chỉ là kẻ nói khoác.

Ông Trump là người ko có kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng, nhưng bản lĩnh thương trường đã giúp ông nhận ra vấn đề cốt lõi cần xử lý.

Ông biết rằng chính quyền đã thuê 1 cty đến từ Florida, phía nam nước Mĩ, nơi luôn ấm áp, làm gì có mùa Đông, cty này chỉ là bình phong để nhận khoản tiền đầu tư công từ các chính trị gia.

Ông đã quyết định tìm 1 cty từ phía Bắc,  đó chính là Canada là lựa chọn tốt nhất

Ông đã tìm dc 1 cty tại Toronto, đã từng xây dựng sân trượt băng cho Olympic, kĩ thuật của họ hàng đầu TG.

Kết quả là chỉ mất 3tr đôla Mĩ và 3 tháng đã hoàn thành, chưa hết, trong 3tr đôla Mĩ đó, ông còn tiết kiệm dc 750 nghìn đô để cải thiện phòng nghĩ và nhà hàng kinh doanh, tạo lợi nhuận lớn cho chính quyền  

Ở đây chúng ta thấy rõ ràng khi đưa dòng tiền đầu tư công từ tiền Thuế của dân, vào tay tư nhân, thì kết quả sẽ rất khác là vào tay chính phủ, quốc gia nào cũng vậy

Vì sao, bởi vào tay tư nhân thì có chính phủ giám sát, còn vào cty con của ai đó thì sự giám sát đôi khi ko còn. Nhìn chung kết quả, nói lên năng lực, chả phải bàn cãi 

Chính lẽ đó nên nợ công các quốc gia vốn dĩ sẽ liên tục tăng, và chỉ có 2 cách giảm 

1. Giảm chi tiêu công, xài sao hợp lý

2. Gia tăng sản lượng hàng, để theo kịp tiền nợ dc in ra

Vĩ mô thú vị đúng ko, học vĩ mô phải bốc tách từ sự kiện cuộc sống

=======================================================


[Lại luận bàn về Lạm Phát ]

P1 - Lạm phát xuất phát từ chính bạn và mọi người

Về lý thuyết, lạm phát là làm đồng tiền mất giá, vật chất tăng giá, chỉ đơn giản vậy.

Nhưng vì sao các quốc gia luôn đau đầu và phải mất thời gian xử lý vấn đề này, chúng ta cũng phân tích kĩ hơn, để thấy rõ vấn đề bản chất.

Có 1 lý thuyết trong kinh tế học cổ điển cho rằng, những suy nghĩ, kì vọng của đám đông thế nào, thi nó sẽ dần dc thực hiện, tức là Lạm Phát xảy ra, vốn là từ sự kì vọng từ đám đông.

Vd như chúng ta ai cũng muốn đc tăng lương, để có thể mua dc nhiều đồ hơn.

Ông chủ thì muốn bản thân bán đc nhiều hàng hơn, nhiều người mua hơn, thi phải tăng giá bán hơn.

Chính các suy nghĩ đó, hình thành 1 lực kéo tăng giá vô hình từ chính người dân, như VN chúng ta, hàng năm cứ sau Tết là ai cũng lấy lý do Tết mà tăng giá, nhưng sau khi hết Tết, có chịu quay lại giá bán cũ đâu.

Cho nên lạm phát đó dc gọi là lạm phát cầu kéo, hay gọi là Sốc Cung, tức sốc giá từ phía Cung hàng, chứ ko phải từ lực mua hàng.

Mặt khác, khi thị trường mong chờ lạm phát, thì tốc độ lưu thông tiền tệ sẽ gia tăng, bởi vì, ai cũng nghĩ giá sẽ tăng, cho nên sẽ có xu hướng mua tích trữ, thời gian nắm giữ tiền sẽ giảm, lượng tiền lưu thông sẽ tăng nhanh, chính vì vậy, với 1 lượng tiền ko đổi là M, V là vòng xoay dòng tiền, thi lạm phát sẽ tăng cao = M x V, đây là cái mà chúng ta phải nhìn ra.

Vậy đám đông phần lớn nghĩ lạm phát, thi sẽ thật sự xảy ra lạm phát.

Hiểu cái này thi chúng ta sẽ hiểu, khi chủ tịch FED phát ngôn, thi lúc nào cũng kèm lời nói như 2 chiều, tin là lạm phát trong tương lai sẽ dc kiềm chế tốt, bởi FED thừa hiểu rằng, muốn khống chế lạm phát thì phải thay đổi suy nghĩ về lạm phát , và đó là "Công cụ phát ngôn" mà chúng ta đã dc học ở khóa vĩ mô cơ bản trước mình đã đề cập. 

- 2021 lạm phát Mĩ đạt 5%, chủ tịch FED nói "Tôi tin đây chỉ là tạm thời.."

- Sau đó lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước, FED lại nói "Chúng ta có quyết tâm mạnh mẽ sẽ khống chế dc lạm phát" 

Tức là ông đang nói với thị trường rằng "Đừng lo lắng, có chúng tôi đây, lạm phát sẽ ổn thôi.."

Cũng chính lẽ này, nên sau này nhiều người ko hiểu, lại chỉ trích FED đã ko hành động sớm, thực ra vị chủ tịch đáng kính của chúng ta đã làm, chỉ là đám đông ko đủ trình nhận thức dc.

Mặt khác, chiến tranh, hay các điều kiện tự nhiên kéo giá như xăng, dầu, điện tăng cao, thì cũng góp phần tạo sốc Cung, lạm phát cầu kéo.

Và theo sau sốc Cung, sẽ thường là sốc Cầu, người dân lo sợ tăng giá mà đẩy nhanh tiến độ mua hàng, gia tăng lực mua, chính lẽ đó lạm phát giống như 1 cơn đại hồng thủy, nếu ko kiểm soát sớm, nó sẽ chuyển biến mạnh mẽ


Kiến thức vĩ mô #1

Lạm phát thứ làm ta nghèo đi từng ngày - P2

Công thức giúp các tay giàu và siêu giàu tận dụng nhờ lạm phát.

Lạm phát có tính chu kì, tích lũy, tăng trưởng, cực hạn và thoái trào.

Khi lạm phát ở mức bình ổn, thi chỉ có lợi cho chính phủ, nhưng các tay nhà giàu sẽ ko đc hưởng lợi nhiều từ nó, họ chỉ có thể làm phép cộng, chứ chưa thể thực hiện dc phép nhân.

Xã hội vốn rất cần tính chu kì của lạm phát, bởi nhờ đó mà giúp nền kinh tế phát triển, có sức bật mạnh, có sự sàn lọc người cũ ra đi, người mới lại vào. Nhưng tất cả vốn nằm ở chìa khóa "Vị Thế nhà đầu tư"

Khi lạm phát thực lên cao, những ai ko kiếm dc tiền, thì sẽ rất vất vả, chứ những ai kiếm dc Tiền thì lại khác, họ sẽ gôm dần tài sản bán ra từ những người  kẹt tiền.

Người nhà giàu mong chờ lạm phát tăng hơn cả chính phủ, bởi như thế thì mới có nhiều người phải bán mạng, bán thân, bán sức lao động , thậm chí ngoan ngoãn làm việc cho họ, giúp họ tạo ra cửa cải trong tương lai nhiều hơn (Đây là phép Nhân)

Nếu lạm phát ở mức bình ổn, ai cũng như ai, dần dần người dân sẽ làm quen với việc mất giá này, điển hình nhất là Nhật Bản, chính vì chính sách liên tục phát giá đồng tiền, với người dân Nhật dần trở thành 1 thói quen của nỗi đau phải chiu, văn hóa làm việc cực lực trở thành 1 nét văn hóa cần dc tôn vinh và hiển nhiên.

Người giàu tận dụng chu trình này, và làm ngươc lại quay luật đám đông bên ngoài.

Vd :

Khi lạm phát thấp, họ chọn giữ tiền, người nghèo chọn cách tiêu tiền, gia tăng sức mua, bởi lúc này họ chưa biết đau

Khi lạm phát lên cao dần, người giàu chọn cách chuyển trạng thái giữ tiền sang giữ tài sản có giá như vàng , bds, người nghèo thị lại chọn cách than thở và cực lực làm thêm để kiếm "Thứ tiền đang mất giá" này, thậm chí bán tài sản có giá như vàng, bds để giữ tiền

Lạm phát còn là thứ vũ khí quan trọng giữa các quốc gia tấn công tỷ giá với nhau.

Chính điều này, mới thực sự giúp cho những tay chơi, giàu trở nên cực giàu.

Khi 1 quốc gia kém phát triển hơn quốc gia khác, ko tạo ra dc nhiều của cải, thành phẩm sản xuất , đồng tiền quốc gia đó sẽ ít giá trị hơn các quốc gia khác, tức là mất giá hơn .

Chính vì vậy, chỉ cần có sự lệch nhau 1-2%, thì 1 lượng tiền ngoại hối khổng lồ dịch chuyển qua lại, chỉ để hưởng lợi , cũng đã làm cho họ giàu và trở nên cực giàu theo từng ngày, từng nhip % tăng giá

Đây cũng là bài toán đau đầu và luôn dc cân đối của các chính phủ, họ có riêng cả bộ phận giao dịch ngoại hối và cân lệnh.

Vậy với tình trạng FED đang cắt giảm dần lãi suất, chúng ta thử phân tích, suy ngẫm xem, nên giữ gì, buông gì ....



Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg