Dự báo mới về giá vàng



Vàng tăng khi FED bắt đầu nâng lãi suất và chiến tranh bùng nổ, vàng là nơi Phòng Trú tránh lạm phát !

Vậy FED vào chu kỳ giảm lãi suất, chiến tranh được 1 thời gian sắp tạm dừng chiến thì sao KOL lớn lại ra mặt nói tăng làm gì ? 

======================================

 https://cafef.vn/du-bao-moi-ve-gia-vang-188240927063712781.chn

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về giá vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.


Ngày 26/9, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố báo cáo về triển vọng giá vàng thế giới. Theo UOB, vàng đã tăng mạnh trong năm 2024, từ mức chỉ hơn 2.000 USD/oz vào đầu tháng 1 lên mức hiện tại là trên 2.600 USD/oz vào cuối tháng 9.

UOB nhận định, chu kỳ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm cho đồng USD suy yếu và lãi suất thấp hơn hiện đang tạo ra động lực tích cực cho giá vàng.

“Chúng tôi dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 2 lần nữa ở mức 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024. Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed cùng với sự suy yếu dự kiến của cả đồng USD và lãi suất vay sẽ tạo ra động lực quan trọng cho giá vàng”, chuyên gia của UOB nói.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu chung của các ngân hàng trung ương đối với việc phân bổ dự trữ vào vàng vẫn không hề suy giảm. Khảo sát gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục coi vàng là một nguồn lưu trữ giá trị quan trọng cho dự trữ của họ và đã chỉ ra ý định tiếp tục tăng phân bổ dài hạn của họ vào vàng.

Bất chấp các giao dịch mua quy mô lớn trong thập kỷ qua, dự trữ vàng của Trung Quốc hiện được ước tính chiếm hơn 5% trên bảng cân đối của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Dự báo mới về giá vàng- Ảnh 1.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ hiện nắm giữ khoảng 261 triệu ounce vàng dự trữ, tương đương 10% quy mô bảng cân đối hiện tại của Fed là 7.100 tỷ USD.

Tương tự, Ấn Độ đã hạ thuế nhập khẩu vàng từ 15% trước đó xuống còn 6% vào tháng 7. Trong tháng 8, Ấn Độ có mức tăng đột biến 30% doanh số bán đồ trang sức bằng vàng.

“Điều này được kết hợp với mức tăng đột biến trong nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng của Ấn Độ lên mức cao kỷ lục mới, khi tổng giá trị nhập khẩu vàng tăng gấp ba lần từ 3,13 tỷ USD trong tháng 7 lên 10,06 tỷ USD trong tháng 8”, báo cáo UOB nêu.

Trong báo cáo triển vọng toàn cầu quý IV, UOB nâng dự báo tích cực về vàng lên 3.000 USD/oz vào quý III/2025. UOB đã có cái nhìn tích cực về vàng kể từ tháng 3/2022 khi giá vàng bắt đầu kiểm tra ngưỡng kháng cự 2.000 USD/oz. Kể từ đó, UOB liên tục nâng dự báo về vàng khi các động lực tích cực tăng lên.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV tới, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.

Tuy nhiên, rủi ro chính đối với dự báo của UOB là khả năng lạm phát bất ngờ tăng tốc trở lại, buộc Fed phải thu hẹp quy mô cắt giảm lãi suất dự kiến. Do đó có thể dẫn đến sự gia tăng trở lại của đồng USD và lãi suất sẽ gây bất lợi cho vàng.


Giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng


 

(ĐTTCO) - Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. 

ĐTTC đã có nhiều thông tin và phân tích về các vụ phá sản ngân hàng Mỹ và những bài học cho Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về bản chất của hệ thống ngân hàng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, ĐTTC đã có cuộc trò chuyện với GS. TS TRẦN NGỌC THƠ, Đại học Kinh tế TPHCM.

PHÓNG VIÊN: - GS có thể nói một góc nhìn dễ hiểu nhất về khủng hoảng ngân hàng hiện nay là từ đâu?

GS. TRẦN NGỌC THƠ: - Thực ra khủng hoảng ngân hàng với điều kiện mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng, người ta đi tìm một giải pháp “vĩnh cửu” để nó không lặp lại. Thế nhưng không có giải pháp nào giải quyết tận gốc 2 vấn đề “đòn bẩy và sự mù mờ” của các nhà băng.

Có thể nhìn các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt hay yếu kém của Việt Nam. Suy cho cùng các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.

- Vậy theo GS các cơ quan quản lý và các nhà phản biện chính sách có nhìn thấy vấn đề này không?

- Đứng ở góc nhìn là người Việt Nam và quan sát hoạt động ngân hàng nước nhà, tôi có thể diễn giải từ quyển sách của GS. Anat Admati, Đại học Stanford và Martin Hellwig, Viện Kinh tế Đức, về những cách hiểu chưa chính xác trong lĩnh vực ngân hàng, là lý do dẫn đến thất bại của các nhà băng. Quyển sách ẩn dụ hệ thống ngân hàng giống như câu chuyện cổ tích của Andersen về “Bộ quần áo tàng hình của Hoàng đế”.

Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.

Chuyện kể, có 2 thợ may thuyết phục Hoàng đế, rằng họ có khả năng dệt nên những bộ quần áo đẹp rất đặc biệt, với tuyên bố bộ quần áo tinh xảo đến mức sẽ vô hình đối với những người thiếu hiểu biết cho dù có đứng gần.

Hoàng đế đặt mua bộ quần áo đặc biệt nhưng cử các quan giám sát các thợ may, và họ không nhìn thấy gì đặc biệt, nhưng vì sợ bị coi là thiếu hiểu biết hoặc bất tài, nên ca ngợi sự lộng lẫy của quần áo vô hình và các loại vải không tồn tại đã được tạo ra. Và khi Hoàng đế “mặc" vào đi thăm viếng kinh thành, đám đông cũng ngưỡng mộ trang phục, mặc dù không ai nhìn thấy gì. Chỉ khi một đứa trẻ hét lên “Hoàng đế không có quần áo!”, thì mọi người mới nhận ra.

Câu chuyện ẩn dụ trên cho chúng ta thấy, tuy thường xuyên tiếp xúc hàng ngày với ngân hàng nhưng lại không hiểu hoặc thiếu những công cụ pháp lý để hiểu rõ ngân hàng đang gặp phải những rủi ro gì, cho đến một ngày “bộ quần áo đặc biệt” không tàng hình như chúng ta nghĩ.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng

Thế nhưng, lý do chính cho sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó. Cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty và ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế. Bất cứ ai thắc mắc hoạt động của các nhà băng đều có nguy cơ bị tuyên bố là không đủ năng lực để tham gia vào cuộc thảo luận.

Và cũng lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng mặc dù chỉ bỏ ra một số vốn cực thấp, nhưng đã tích lũy khối tài sản khổng lồ cùng với nhiều đặc quyền đặc lợi không khác gì các vị vua để đủ sức chi phối bất kỳ ai. Nói thẳng ra nhóm lợi ích ngân hàng và các vấn đề kinh tế-chính trị của nó quá khủng khiếp để không ai dám thách thức.

- Thưa GS, chúng ta hãy quay lại 2 vấn đề lớn nhất dẫn đến thất bại của các nhà băng: thiếu vốn và rất mù mờ mà GS đã đề cập?

- Để hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết chúng ta cần làm rõ thế nào là khái niệm “vốn ngân hàng”. Đây cũng là cách tiếp cận của GS. Anat Admati và Martin Hellwig khi bàn về việc vì sao nhà băng luôn gặp khủng hoảng. Thực ra chúng ta tưởng khái niệm vốn là đơn giản. Nhưng đối với ngân hàng khái niệm vốn hơi đặc biệt và đây là điều gây nhầm lẫn nhiều nhất, cũng như tạo thêm nhiều sự huyền bí trong ngành ngân hàng.

Lấy thí dụ, tôi muốn mua một ngôi nhà trị giá 300 tỷ đồng. Do không có đủ tiền trả ngay một lúc, chỉ có thể trả trước 10% giá trị căn nhà là 30 tỷ đồng, nên buộc phải đi vay ngân hàng 270 tỷ đồng còn lại bằng cách thế chấp căn nhà.

Có thể hình dung việc tôi mua nhà thông qua sơ đồ cân đối kế toán đơn giản: Bên tay trái đại diện cho tài sản của tôi có giá 300 tỷ đồng. Bên tay phải đại diện cho các nguồn tài chính căn nhà bao gồm khoản thế chấp 270 tỷ đồng và khoản thanh toán trước 30 tỷ đồng. Sự khác biệt giữa giá trị của ngôi nhà và giá trị những gì tôi nợ gọi là vốn chủ sở hữu (CSH) của tôi trong ngôi nhà. Còn vốn ngân hàng hay còn có tên gọi chính xác là vốn chủ nhà băng.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng ảnh 2

Từ đây bắt đầu phát sinh: giả dụ tôi là chủ ngân hàng, 30 tỷ đồng tiền thanh toán trước của tôi bây giờ gọi là vốn ngân hàng, tức vốn CSH của tôi là 30 tỷ đồng, và 270 tỷ đồng nợ ngân hàng lấy từ tiền gửi của dân.

Và điều gì sẽ xảy ra nếu ngôi nhà giảm giá trị sau đó? Giả sử giá trị giảm 5% xuống còn 285 tỷ đồng. Sau khi trừ 270 tỷ đồng, ngân hàng chỉ còn lại 15 tỷ đồng vốn CSH. Như vậy chỉ cần giá nhà giảm 5% đã quét sạch vốn CSH 50%. Nếu giá nhà giảm 10% sẽ ăn hết 100% vốn CSH, và nếu giá nhà giảm trên 10% ngân hàng sẽ bị âm vốn CSH. Thuật ngữ chuyên môn gọi là mất khả năng thanh toán, ở Việt Nam có khái niệm ngân hàng 0 đồng. Thực ra nếu gọi chính xác phải là ngân hàng âm đồng.

Theo quy tắc kế toán hiện hành, nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn. Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản.

Đây chỉ là một thí dụ nhỏ cho thấy vay mượn đã phóng đại rủi ro như thế nào. Chỉ cần 1 sự sụt giảm nhỏ trong giá trị tài sản khoảng 10% cũng có thể ăn hết vốn CSH.

Nhưng cũng chỉ cần giá nhà tăng nhẹ cũng có thể lời gấp hàng chục lần. Đó là sự thú vị đam mê, nhưng cũng đầy nguy hiểm của nghề làm ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng. Nhưng rất tiếc, so với khu vực doanh nghiệp sản xuất, nó cũng lại ít bị điều tiết nhiều nhất.

- Vậy theo GS, thực trạng vốn CSH hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện như thế nào?

- Thí dụ trên cho thấy, vốn ngân hàng là một khái niệm động và phụ thuộc hoàn toàn vào rủi ro mà ta chưa biết trước. Ngay lúc tôi vay mượn vốn ngân hàng của tôi là 30 tỷ đồng. Nhưng sau đó đủ thứ rủi ro chưa biết xuất hiện làm giá nhà sụt giảm, ngay lập tức vốn CSH cũng giảm theo. Trong thực tế, điều này không tạo ra vấn đề lớn nếu ngân hàng không bán căn nhà ngay lập tức và người gửi tiền vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng ảnh 3

Và thực ra đây chỉ là những khoản lỗ trên giấy. Bởi các quy tắc kế toán hiện hành không phản ảnh khoản lỗ này nếu nó được nắm giữ đến ngày đáo hạn. Vì vậy nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán, chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn.

Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản với khoản lỗ chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn 15,1 tỷ USD, gần bằng với 16 tỷ USD vốn CSH trước khi phá sản. Như vậy trước khi phá sản vào tháng 3 năm nay, SVB gần như là ngân hàng 0 đồng, nhưng vẫn báo cáo lợi nhuận khá tốt. “Hoàng đế” hầu như khỏa thân nhưng tại sao không ai thấy? Đến đây câu hỏi nhức nhối được đặt ra “các cơ quan quản lý đang ở đâu”?

Trở lại câu hỏi liệu vốn CSH hệ thống ngân hàng của chúng ta đang ở mức nào, thực hư ra sao, ắt chỉ có cơ quan quản lý là NHNN nắm rõ nhất. Hy vọng như thế! Nhưng những sự kiện chấn động trên thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua cho thấy, đối với các ngân hàng thân thiện với BĐS, chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong giá tài sản, rủi ro sẽ rất lớn.

Tôi đang lo lắng những chính sách mở đường cho các nhà băng tăng mua vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo ra những hệ lụy.

- Nói như vậy thị trường BĐS nước ta thời gian qua sụt giảm khá sâu, những nhà băng nào cho vay BĐS nhiều sẽ càng chấp nhận rủi ro?

- Trong thí dụ vay thế chấp căn nhà vừa nói trên, nếu giá tài sản giảm nhiều hơn 10%, có khả năng tôi sẽ không còn động lực trả nợ cho ngân hàng nữa. Nếu giá nhà giảm thêm 5%, tôi chỉ có thể trả nợ cho ngân hàng nếu tôi tìm ra một cơ hội sinh lợi 50% trên vốn CSH. Đây là điều không tưởng.

Vậy tôi phải làm gì? Làm đúng quy định điều này là không thể. Vậy là ngân hàng phải chơi trò chơi rủi ro, thậm chí làm sai luật pháp, tức đầu tư vào các dự án rủi ro thay vì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay. Thế thì chỉ còn cách đặt cược vào BĐS để mong sự hồi sinh. Và bằng một cách nào đó, liệu các nhà băng lại mua tiếp TPDN của chính các DN BĐS?

- Vậy giải pháp trước mắt các nhà băng cần phải tăng vốn nhiều hơn?

- Tạm thời tôi không bàn chuyện Chính phủ cứu hay không cứu ngân hàng, và luật pháp phải cải tiến như thế nào để tránh sân sau của các chủ nhà băng. Nhưng trước hết cần nhìn nhận 2 vấn đề.

Thứ nhất, pháp luật hiện nay quy định các chủ ngân hàng có trách nhiệm hữu hạn. Điều này khiến cho ngân hàng lao vào mô hình kinh doanh chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu thất bại chắc chắn sẽ lây lan sang toàn hệ thống và để lại hệ lụy khủng khiếp cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.

Thứ hai, để hạn chế các ông chủ ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức, cần phải tăng vốn cao thêm nữa. Sau cuộc khủng hoảng hàng loạt ngân hàng Mỹ, hầu như chắc chắn các nhà lập pháp sẽ buộc các chủ ngân hàng phải tăng vốn nhiều hơn nữa, thậm chí gấp đôi so với các quy định hiện tại. Nhiều đề xuất quốc tế cho rằng, các ngân hàng cần phải đủ vốn với tỷ lệ 30% vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản.

Với Việt Nam, ước tính sơ bộ của tôi cho thấy vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản các nhà băng Việt tầm khoảng vài phần trăm. Nó thật sự quá thấp. Ngoài ra, các quy định về các chỉ số thanh khoản nhà băng cũng cần được cải tiến và tăng cường mạnh hơn. Nếu chủ ngân hàng cảm thấy mình bị mất mát nhiều quá trong một cuộc chơi, họ sẽ hạn chế chấp nhận rủi ro quá mức.

- Thưa GS hầu hết nhà băng Việt đều tuân thủ Basel 2, một số tuyên bố tiệm cận Basel 3. Vậy điều này liệu có đủ ngăn các ngân hàng hạn chế chấp nhận rủi ro?

- Nhiều bình luận cho rằng, một trong những lý do dẫn tới khủng hoảng ngân hàng Mỹ hiện nay là do các quy định Basel quá phức tạp. Đến mức nó là câu chuyện riêng của các nhà toán học ở Ủy ban Basel chứ không phải của các chuyên gia. Các công thức quy định lượng vốn điều chỉnh rủi ro theo chuẩn Basel phức tạp đến mức “Hoàng đế” trong câu chuyện cổ tích của Andersen cũng không biết, hoặc không hiểu hết nhưng cứ giả vờ mình hiểu.

Còn các chuyên gia ngân hàng không dám nói gì vì sợ bị chê thiếu hiểu biết, bất tài, thiếu chuyên môn ngân hàng. Có những khái niệm toán học nghe rất siêu việt, nhưng thực ra trong thực tế ra sao vẫn không ai biết được. Chẳng hạn, quy định tính rủi ro thị trường cho các chứng khoán mà ngân hàng giao dịch, được tính ở mức kịch bản chịu đựng được rủi ro 1.000 năm mới xảy ra 1 lần.

Thế nhưng tại sao lại cứ hết khủng hoảng ngân hàng này đến khủng hoảng ngân hàng khác, theo chu kỳ 15 năm ở Mỹ lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng lớn (gần nhất là 2008 và 2023).

Và cũng mới đây thôi, thất bại của SVB cũng chính là do họ giao dịch và nắm giữ quá nhiều TP chính phủ. Cuộc khủng hoảng này đã dạy cho ta bài học, thậm chí ngay cả TP chính phủ tuy là tài sản an toàn nhưng vẫn đầy rủi ro.

Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam tôi thấy NHNN đang lấy ý kiến về đề xuất hạ hệ số rủi ro các khoản vay thế chấp nhà ở xã hội để tính hệ số đủ vốn CAR khoảng 12-50%, thay vì ở mức 25-100% như hiện tại. Hãy cẩn thận với đề xuất này.

- Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này.

Sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó, cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty trong nền kinh tế. Lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng có nhiều đặc quyền đặc lợi, tạo ra nhóm lợi ích ngân hàng.

--------

Kỳ tới: Phải thay "trang phục" cho các nhà băng

https://dttc.sggp.org.vn/gs-tran-ngoc-tho-giai-ma-bi-mat-dang-sau-su-dac-biet-va-huyen-bi-cua-cac-nha-bang-post104797.html

https://dttc.sggp.org.vn/dang-sau-con-so-tang-truong-va-kinh-doanh-khong-bao-gio-lo-cua-cac-ngan-hang-post104582.html


Về những bài hát của Beyond (trước tháng 7/1993)


 nguồn  : https://hkmusic-film.github.io/new-page/review-Beyond-83-93/

Lưu ý:

  • Đây là những ý kiến nhận xét chủ quan của tôi, nếu không đồng ý, các bạn có thể góp ý ở dưới.
  • Tên tiếng Việt của tên các bài hát đa phần được lấy từ Zing MP3 (trừ Trắc trở đường đời tôi lấy từ youtube dichnhac).

Kể từ ngày thành lập (đầu 1983) đến thời điểm trên chỉ vỏn vẹn có 10 năm, tuy nhiên những bài hát kinh điển của band đều tập trung trong khoảng thời gian này. Sau đây là list các bài hát kinh điển nhất cũng như những bài hát hay nhất của từng thành viên đã thể hiện:

1. Huỳnh Gia Câu

Là linh hồn của Beyond, là người viết nên những bài hát mà bất cứ ai khi nhắc đến Beyond đều nhớ đến: Trời cao biển rộng, Năm tháng vinh quang, Amani,… Sức sáng tạo của anh dường như không bao giờ cạn: ít nhất 50% số bài trong mỗi album do anh viết nhạc. Những bài hát do anh viết dù được nhiều người biết đến hay chưa được biết tên đều khiến người nghe nhớ mãi. Giọng của Gia Câu có thể lên cao hơn những thành viên còn lại và anh có thể giả thanh được, giọng lên cao rất đẹp, và quãng trầm của anh rất dày và ấm (giọng của Huỳnh Gia Cường là baritone rồi, liệu giọng Gia Câu có phải tenor không? Tôi không rành nhạc lí lắm). Không chỉ có vậy, trong giọng hát của anh vừa có uy lực lớn, vừa ẩn chứa suy nghĩ về cuộc đời, về lí tưởng, có lúc thì da diết khiến người khác cảm động (mặc dù có thể bạn không biết tiếng, bạn không hiểu bài hát có ý nghĩa như thế nào). Có thể bạn thấy anh không phải quá gằn giọng để hát, nhưng khi bạn nghe những bài hát do anh hát trong khoảng thời gian này và do những thành viên khác của Beyond hát về sau này, bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn: dù họ có hát gằn giọng với những bài hát mạnh mẽ hay hát những bài nhẹ nhàng, êm dịu hơn thì vẫn thiếu đi uy lực của giọng hát hay thiếu đi cái “tình” - từ suy nghĩ, nỗi lòng mà thể hiện qua giọng hát. Dù hát nhanh hay chậm, mỗi từ anh hát đều gọn gàng, dứt khoát mà vẫn có sự ngân vang lan toả khắp trái tim người nghe, tất cả những yếu tố đó đều đầy đủ mà hài hoà.

Thế giới này sẽ chỉ có một Huỳnh Gia Câu, một và chỉ một mà thôi!

Những bài hát do anh thể hiện mà bạn nên nghe:

#1. Những bài hát vào hàng kinh điển của Beyond:

#2. Ai cùng tôi phiêu bạt (誰伴我闖蕩) (bản thân tôi thấy thật khó để dịch tên bài hát này ra tiếng Việt): Nếu bạn từng xem phim Beyond’s Diary, bạn sẽ nhớ mãi phân đoạn Gia Câu đứng ở ban công nhìn ra và nghĩ về bản thân, về tương lai với nhạc nền chính là bài hát này.

#3. Trường thành (長城). Bên cạnh đó, bản live trong Unplugged Live 1993 và bản tiếng Nhật của bài này cũng rất hay.

#4. Nhìn xa (遙望) (tôi đoán nghĩa của bài này còn vượt ra ngoài cái chữ “xa”)

#5. Tạm biệt lý tưởng (再見理想) (1986, trong album cùng tên): bản này dài hơn bản 1988 (album Cảnh sát bí mật - 秘密警察), tuy nhiên cả 2 bản đều rất hay. Bản năm 1988 phối lại với dấu ấn của các nhạc cụ khác rõ ràng hơn.

#6. Thích em (喜歡妳): bài hát duy nhất về tình yêu mà Gia Câu viết cả nhạc và lời (Thật lòng yêu mẹ - 真的愛妳 do Tiểu Mỹ viết lời và Tình nhân - 情人 do Lưu Trác Huy viết lời, kể cả bài Trắc trở đường đời - 灰色軌跡 (nhạc phim Thiên nhược hữu tình) cũng do Lưu Trác Huy viết lời). Khi tôi biết lai lịch bài hát này thì tôi càng thấm thía rằng bài hát này trong Beyond chỉ có Gia Câu hát bài này là hay nhất (tôi nghe bản Huỳnh Gia Cường hát live năm 2003 hát câu đầu xong thì tắt luôn, xin lỗi Gia Cường), bởi nó là tiếng lòng của anh, tình cảm của anh.

Các bạn nên xem bản live năm 1991 của Gia Câu. Anh hát live bài này có 2 lần trong concert của Beyond, 1 lần vào năm 1989, 1 lần vào năm 1991, nhưng mọi người thường nhớ đến bản live năm 1991 của anh hơn. Ngoài lề: bạn có thể nghe bản cover của GEM Đặng Tử Kỳ.

#7. Tình nhân (情人): một bài hát về tình yêu khác. Nghe xong bạn sẽ thấy đau lòng (gần như bị thất tình). Các bản cover khác: GEMCổ Cự CơTrương Học Hữu

#8. Tuế nguyệt vô thanh (歲月無聲): bên cạnh bản thu âm thì bản live 1991 cũng cực chất.

#9. Những bài hát không phải quá nổi tiếng nhưng lại rất đặc biệt:

  • Nông dân (?) (農民): Bạn sẽ được nghe giọng trầm ấm của Gia Câu - hiếm lắm mới có bài Gia Câu hát trầm đấy! Tôi vẫn nói đùa đây là bài hát “tán gái” của Beyond được viết lại lời mới nghiêm túc hơn. Bài hát “tán gái” ở đây là bài hát của 4 bạn trẻ Văn, Võ, Anh, Kiệt hát để “tán” 4 cô gái trong phim Happy Ghost IV.
  • Đuổi theo kí ức (追憶) (tên dịch sang tiếng Việt hơi kém hay, *** ** Zing MP3): tôi đảm bảo bạn sẽ không muốn nghe người khác hát bài này. Lần trước tôi nghe Gia Cường (lại là anh…) hát live năm 2005 mà thấy… hết hơi, vì Gia Cường hát “dài dòng” quá, hơn nữa không lên được những đoạn lên giả thanh, chỉ lên ở lưng chừng nên nghe hơi kém đẹp.
  • Papa Mama (爸爸媽媽): bạn muốn nghe Gia Câu đọc rap? Hãy nghe bài này ngay!

Không thể kể ra hết những bài hát hay của Gia Câu được, bởi vì số lượng quá nhiều và chiếm 100% số bài anh thể hiện =)) Hãy từ từ tìm hiểu và cảm nhận những bài hát do anh thể hiện, bạn sẽ không phải hối hận!

Ngoài lề: Nhạc Gia Câu viết hay miễn chê. Ngoài nghe những bản thu âm, bạn nên nghe Gia Câu hát live. Không hay không lấy tiền =))

2. Huỳnh Quán Trung (A Paul)

Đáng lẽ ra tôi nên viết về Gia Cường hay về Diệp Thế Vinh trước, nhưng vì A Paul có nhiều điểm đặc biệt hơn nên tôi sẽ nói trước.

Tôi cảm tưởng như giọng của A Paul rất trong mà mạnh mẽ, tuy nhiên lực trong giọng hát của A Paul không bằng Gia Câu được. Tone giọng của A Paul cũng là baritone, không lên được quá cao, nhưng đa số các nốt cao của A Paul đều tốt. Tuy nhiên, có những đoạn A Paul đáng ra nên ngân dài hơn để người nghe không cảm thấy cụt. Giọng của A Paul trong thời gian này rất tốt và có tiềm năng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, sau tháng 7/1993, giọng của A Paul dần dần mất đi lực trong giọng hát và đục dần, có những bài anh hát tốt nhưng không hay được như trong giai đoạn này nữa. Tôi sẽ nói cụ thể hơn ở bài sau.

Trong giai đoạn này, A Paul là người sáng tác và thể hiện ca khúc nhiều thứ 2, chỉ sau Gia Câu. Hơn nữa, ngón đàn của A Paul rất điêu luyện, bạn có thể xem kĩ hơn trong các bản live và các MV.

Những bài hát do A Paul thể hiện bạn nên nghe: #1. Vọng tưởng (妄想): một phong cách đặc biệt. Bản live trong Unpluggged Live 1993 mang một phong cách khác nữa, rất đáng nghe.

#2. Tha thứ cho anh hôm nay (原諒我今天): “tôi sẽ tha thứ cho anh” - I said

#3. Quê hương ấm áp (温暖的家鄉): tình cảm yêu quê hương chân thành. MV đẹp lắm =))

#4. Mong anh có thể (願我能): một bài hát nhẹ nhàng khác. Bạn nào biết tiếng có thể vào baike.baidu.com đọc về tiểu sử bài hát này. Tôi thấy loáng thoáng là bài này có vẻ là một bài hát buồn. Xem thêm bản live 1991, có 2 giọng bè, tiếng đàn live của Gia Câu, nghe kĩ xem có gì không nha =))

#5. Ngày tháng đã qua (逝去日子): nhạc và phần lĩnh xướng của A Paul rất hay. Về sau này chính A Paul hát live bài đó vào năm 2005 nhưng không còn được hay như năm 1989 (thời điểm phát hành album Beyond IV - trong album đó có bài hát này) nữa. “Ngày xưa ấy” có Gia Câu, còn sau này thì không :(

#6. Thế giới ngày mai (明日世界): “kì vọng có thể thay đổi thế giới với hai bàn tay này” (dịch 1 câu trong lời bài hát). Whoa.

#7. Đại địa (大地): bài hát mang không khí cách mạng (xin lỗi nhưng tôi bật cười khi xem MV của bài này). Bản live 1991 có phần chơi nhạc nghe rất phê ^^. Bài này mặc dù cũng nổi tiếng nhưng tôi không thích bài này lắm.

3. Huỳnh Gia Cường

Là em trai của Huỳnh Gia Câu nên sẽ có đôi lúc bạn sẽ nghe tưởng như là Gia Câu hát mà thực ra là Gia Cường hát, có một chút gì đó giống nhau giữa hai anh em (hơi xấu hổ khi tôi ban đầu nghĩ Gia Cường với A Paul là hai anh em). Tuy nhiên, các chữ của Gia Cường hát không được gọn như Gia Câu, sau này Gia Cường hát càng “dài dòng” (càng kém gọn), cộng thêm không lên được cao như Gia Câu nên khi Gia Cường hát những bài của Gia Câu nghe kém hay hơn hẳn. Tuy nhiên, những bài do Gia Cường hát trong quãng thời gian này không bộc lộ quá nhiều những nhược điểm trong giọng hát của Gia Cường, hơn nữa giọng (cả giọng hát lẫn giọng nói) của Gia Cường hơi baby, do vậy nghe vẫn thấy thích.

Những bài hát hay nhất của Gia Cường:

#1. Đêm mưa lạnh (冷雨夜): tiếng lòng của thanh niên chia tay bạn gái để đến với âm nhạc. Kiểu hát của Gia Cường lại tạo nên hiệu ứng tốt: người nghe cảm thấy càng day dứt, đau khổ hơn. Tuy nhiên, có một số chỗ nếu Gia Cường hát luyến thấp dần chứ không phải luyến ngang thì sẽ hay hơn. Bản live năm 1991 có lẽ là bản hay nhất của Gia Cường. Ngoài lề: bạn có thể tìm bản cover của Dương Thừa Lâm, nghe rất cảm xúc.

#2. Đúng sai không phân biệt được (是錯也再不分): quả là một thiếu sót lớn khi quên bài này.

#3. Ngán ngẩm nỗi cô đơn (厭倦寂寞): nghe thấy… cô đơn thật.

#4. Ai làm chúa tể (誰來主宰) (éc): bài này Gia Cường hát chung với A Paul, nhưng tôi để bài hát này ở phần của Gia Cường vì bài này Gia Cường hát tốt.

#5. Hoàn toàn yêu (完全地愛吧)

#6. Yêu em tất cả (Zing MP3 dịch ngược thì phải?) (愛妳一切)

4. Diệp Thế Vinh (A Vinh)

Vai trò thể hiện ca khúc của anh không được thể hiện nhiều. Trong album Tạm biệt lí tưởng 1986, anh tham gia viết lời cho vài ca khúc. Về sau, anh có viết nhạc và có viết lời 1 số ca khúc nhưng rất ít (<= 1 bài/album). Trong giai đoạn này, anh chỉ hát duy nhất bài Sự sở hữu hoàn toàn (完全的擁有): bản CDbản live 1991.

Giọng của anh “là phiên bản yếu hơn của Gia Câu” (theo 1 youtuber), dường như anh chưa biết cách hát, chưa biết cách truyền lực vào trong giọng hát. Tôi nói là chưa biết vì về sau này, anh hát hay hơn hẳn vì người nghe đã cảm nhận được lực trong giọng hát của anh, kết hợp với chất nhẹ nhàng như tự sự mà phảng phất chút lãng mạn vốn có của anh. Về tổng thể, dù kiểu hát của anh có chút nhược điểm khi luyến thấp dần nhưng giọng hát của anh vẫn rất tốt, phù hợp để hát những bài hơi chậm và nhẹ nhàng (tôi sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau). Ngoài ra, theo như tôi thấy, A Vinh hát live hay hơn bản thu âm, bạn có thể xem phần biểu diễn của anh trong concert Live 1991 để kiểm chứng (tôi nhớ mãi hôm đó anh mặc quần đùi <3).

Ngoài lề: Phong cách sáng tác nhạc của A Vinh hơi khác biệt so với những người còn lại trong band, khi bạn nghe có thể sẽ thấy hơi kì cục. 2 bài anh sáng tác nhạc là Thời đại modern (摩登時代) và 無無謂 (tôi không biết dịch thế nào cho phải).

5. Những bài hát cả nhóm hát chung

Tựu chung lại, 4 người trong Beyond đều có giọng hát riêng và phong cách (sáng tác) riêng, nhưng khi hoà quyện với nhau thì đều rất hoà hợp. Khi hát với nhau, cả 4 người đều làm rất tốt phần của mình.

Những bài hát chung của cả band:

#1. Thật lòng yêu mẹ (真的愛妳)

#2. Chiến thắng tâm ma (戰勝心魔): nhạc chủ đề phim Happy Ghost IV, nên xem vì lời bài hát khá phù hợp với nội dung phim.

#3. Bài hát “tán gái” (文武英杰宣言): cũng là nhạc phim Happy Ghost IV. Giọng của A Vinh trong bài hát này hơi khác so với các bài hát anh tham gia hát mà được thu album.

#4. Đừng do dự nữa (不再猶豫): nhạc chủ đề phim Beyond’s Diary. Trong phim, ở phần 2 của bài hát (phần A Paul và A Vinh hát solo từng người rồi hát chung), nhân vật Lâm Thế Vinh bước ra phía trước sân khấu, cầm mic hát rất to nên bạn sẽ thấy giọng của A Vinh át gần hết giọng của A Paul khi 2 người hát chung. Bài hát trong bản thu đĩa cũng như vậy, còn trong concert Live 1991 bạn sẽ thấy giọng A Paul nổi bật hơn giọng A Vinh.

#5. Tạm biệt lí tưởng (1988) (再見理想)

#6. Trả cho người không biết bảo vệ môi trường (bao gồm anh) (dịch ra tiếng Việt nghe thốn thế nhỉ?) (送給不知怎去保護環境的人(包括我))

Ngoài ra, bạn hãy thử nghe 無無謂. Bài này ngắn thôi (> 2’ một chút), nhưng tôi đố bạn đoán được câu nào do ai hát đấy.


Có rất ít channel ở VN dịch nhạc Beyond, phần vì họ không nghe rock, phần vì họ thường dịch những bài kinh điển của Beyond (< 10 bài).

  • YT AM900: Vietsub nhạc Beyond và 1 số ca sĩ khác.

  • Account bilibili 李肖雅, có các video chất lượng cao về Beyond, đặc biệt là series 12 tập Beyond放暑假 với size video lớn hơn và đẹp hơn rất nhiều bản các kênh YT khác chia sẻ (như là được phục chế lại), tất cả đều có sub Trung (1 điểm trừ là sub tiếng Trung giản thể). Kênh YT của account này là CXCXC ZX, đã bay màu từ tháng 8/2018 :(

  • YT channel Beyondmusicnet (hình như là Beyond Fanclub quốc tế).

  • YT channel Joan Chen, có 1 số show “lạ hoắc” và 1 số video mới lạ khác của Beyond (đa số đều là audio).

  • [less recommended] YT channel satordie, có dịch 1 số bài của Beyond, dạo này hay up nhạc của Vương Kiệt, dịch chưa tốt lắm, bạn có thể xem để ủng hộ.


Link nhạc : https://archive.org/details/beyond.-mellow-classics.selection-2005-wav/03.+%E6%AD%B2%E6%9C%88%E7%84%A1%E8%81%B2.wav

https://hkmusic-film.github.io/new-page/Beyond-music/

https://space.bilibili.com/2695789

10 quyết định kinh doanh thành công nhất thế giới


 "Vua bóng đá" Pelé giả vờ buộc dây giầy để quảng cáo khéo cho Puma, Steve Jobs sáng tạo tai nghe màu trắng trở thành biểu tượng… Nhiều quyết định tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại giá trị và thành công cho doanh nghiệp.

Puma trả Pelé 120.000 USD để buộc dây giày

pele-1371523219_650x0Thập niên 60 của thế kỷ XX, "cuộc chiến giày thể thao" giữa hai thương hiệu Puma và Adidas diễn ra căng thẳng đến mức đôi bên phải đưa ra "Hiệp ước Pelé" cấm việc sử dụng hình ảnh của Vua bóng đá để quảng bá sản phẩm của mình.

Theo LA Times, tại World Cup 1970, đại diện của Puma lúc đó là Hans Henningsen đã tiếp cận với Pelé. Trước khi trận chung kết diễn ra, Pelé đã xin phép trọng tài cho ông buộc lại dây giày. Nhờ động tác khéo léo này, cả thế giới được đôi giày hiệu Puma của ông.

Không phải Panama, đây mới là thiên đường trốn thuế


Khi nói về thiên đường trốn thuế, người ta thường nghĩ đến Panama, đảo Cayman hay Luxembourg, nhưng trên thực tế tiểu bang Delaware tại Mỹ mới là nơi được nhiều cá nhân và tổ chức lựa chọn che giấu các tài sản của mình.

Lỗ hổng trong chính sách thuế của Delaware đã khiến hàng tỷ USD thuế bị đánh cắp, còn sự thiếu minh bạch trong quản lý các công ty “bù nhìn”, vốn hay được sử dụng để che giấu tài sản đã thu hút nhiều quan chức tham nhũng, tập đoàn tội phạm chuyển tiền vào đây.

Chính phủ Mỹ ước tính hàng năm có khoảng 450 tỷ USD tiền thuế bị thất thoát và khoảng 376 tỷ USD trong số đó là do các hành vi gian lận, trốn thuế.

Hiện vẫn chưa rõ số tiền trốn thuế mà các công ty bù nhìn ở tiểu bang Delaware che giấu là bao nhiêu nhưng với số lượng công ty bù nhìn thành lập tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng số tiền có thể tương đương, thậm chí lớn hơ nhiều thiên đường trốn thuế nổi tiếng khác.

{keywords} 

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


 

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Hội nghị TW3 của Trung Quốc có gì mới?

Sự cố màn hình xanh gây náo loạn cả thế giới


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Trong tuần qua có rất nhiều thông tin và sự kiện quan trọng, nhưng có lẽ sự qua đời của Tổng bí thư là bước ngoặt rất quan trọng.

May be an image of 1 person and text

Một bạn người nước ngoài là lãnh đạo vùng của một tập đoàn Mỹ đang bay sang Hà Nội và nhắn với tôi “We need to embrace uncertainty and changes”. Thông điệp này tương tự một người bạn bay qua Anh thăm tôi nhưng rồi phải hủy kèo vì phải tham gia họp đột xuất do tin về sức khỏe của bác Trọng được công bố.

Đọc chậm 14/7: Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?


 

Đọc chậm 14/7: Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?


Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?

Các bài đọc thú vị trong tuần: Trung Quốc, và một vài câu chuyện chính trị quốc tế

Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?

Những câu hỏi mình sẽ tìm hiểu trong phần này:

  • Ở đâu ra con số 90%? Coi dữ liệu đó ở đâu?

  • Ảnh hưởng ban đầu đến thị trường ra sao?

  • Trong lịch sử Fed cắt lãi suất thì ảnh hưởng ra sao? Có rủi ro nào là Mỹ cắt lãi suất thì kinh tế suy thoái, thị trường sụp đổ không?

Ở đâu ra con số 90%?

Trong tuần qua tin kinh tế có một điểm quan trọng mà nhiều thị trường đều theo dõi đó là số lạm phát Mỹ để củng cố lại view chung từ đầu tháng 7 đó là Fed sẽ phải sớm cắt lãi suất vì kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Số CPI công bố hợp với view chung đó khi rõ ràng lạm phát chậm lại:

  • CPI tổng hợp tháng 6 tăng +3% YoY, thấp hơn dự báo ở mức khoảng 3.1%. Trước đó là 3,3%.

  • CPI core khoảng 3,3% YoY, giảm xuống từ 3,4%.

Số liệu này củng cố view chung là áp lực lạm phát đang giảm. Hợp với đường lối của Fed là cần phải có niềm tin rằng lạm phát đang đi đúng hướng.

Thị trường ngay lập tức discount rằng Fed 90% sẽ cắt lãi suất vào cuộc họp tháng 9.

May be an image of 1 person and text that says "CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI | 12/07 09:52 CME: Xác suất Fed giảm lãi suất vào tháng 9 lên tới 90% Thị trường tài chính đã phản ứng nhanh chóng trước những dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt, đặc biệt sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ ghi nhận mức giảm..."

Treat Your Trading Like A Business


 

Treat Your Trading Like A Business



You're The CEO, Your Strategies Are Employees

While I don't want to get too deep into a "mindset" type of discussion, I think it is at least worth exploring the concept of viewing your trading career as exactly that, a career. This is something you should be considering as a long term business investment, not for short term gains. 6 months, 1 year, 5 years. Will you still be trading? Or will your business go bankrupt?

 

Your Strategies Are Your Employees

You should treat your strategies like employees. If they're not working for you, do a performance assessment, and if you find that your strategies are failing you, fire them. This doesn't mean your employees can't take a vacation for a week or have a difficult time for a short period (i.e., drawdown periods). It means that if your strategy performance is failing what you expected from backtesting (win rate, drawdown, max losses in a row, etc.), then you should consider a new strategy.

 

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg