Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về giá vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.
Ngày 26/9, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố báo cáo về triển vọng giá vàng thế giới. Theo UOB, vàng đã tăng mạnh trong năm 2024, từ mức chỉ hơn 2.000 USD/oz vào đầu tháng 1 lên mức hiện tại là trên 2.600 USD/oz vào cuối tháng 9.
UOB nhận định, chu kỳ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm cho đồng USD suy yếu và lãi suất thấp hơn hiện đang tạo ra động lực tích cực cho giá vàng.
“Chúng tôi dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 2 lần nữa ở mức 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024. Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed cùng với sự suy yếu dự kiến của cả đồng USD và lãi suất vay sẽ tạo ra động lực quan trọng cho giá vàng”, chuyên gia của UOB nói.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu chung của các ngân hàng trung ương đối với việc phân bổ dự trữ vào vàng vẫn không hề suy giảm. Khảo sát gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục coi vàng là một nguồn lưu trữ giá trị quan trọng cho dự trữ của họ và đã chỉ ra ý định tiếp tục tăng phân bổ dài hạn của họ vào vàng.
Bất chấp các giao dịch mua quy mô lớn trong thập kỷ qua, dự trữ vàng của Trung Quốc hiện được ước tính chiếm hơn 5% trên bảng cân đối của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ hiện nắm giữ khoảng 261 triệu ounce vàng dự trữ, tương đương 10% quy mô bảng cân đối hiện tại của Fed là 7.100 tỷ USD.
Tương tự, Ấn Độ đã hạ thuế nhập khẩu vàng từ 15% trước đó xuống còn 6% vào tháng 7. Trong tháng 8, Ấn Độ có mức tăng đột biến 30% doanh số bán đồ trang sức bằng vàng.
“Điều này được kết hợp với mức tăng đột biến trong nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng của Ấn Độ lên mức cao kỷ lục mới, khi tổng giá trị nhập khẩu vàng tăng gấp ba lần từ 3,13 tỷ USD trong tháng 7 lên 10,06 tỷ USD trong tháng 8”, báo cáo UOB nêu.
Trong báo cáo triển vọng toàn cầu quý IV, UOB nâng dự báo tích cực về vàng lên 3.000 USD/oz vào quý III/2025. UOB đã có cái nhìn tích cực về vàng kể từ tháng 3/2022 khi giá vàng bắt đầu kiểm tra ngưỡng kháng cự 2.000 USD/oz. Kể từ đó, UOB liên tục nâng dự báo về vàng khi các động lực tích cực tăng lên.
Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV tới, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.
Tuy nhiên, rủi ro chính đối với dự báo của UOB là khả năng lạm phát bất ngờ tăng tốc trở lại, buộc Fed phải thu hẹp quy mô cắt giảm lãi suất dự kiến. Do đó có thể dẫn đến sự gia tăng trở lại của đồng USD và lãi suất sẽ gây bất lợi cho vàng.
(ĐTTCO) - Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó.
ĐTTC đã có nhiều thông tin và phân tích về các vụ phá sản ngân hàng Mỹ và những bài học cho Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về bản chất của hệ thống ngân hàng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, ĐTTC đã có cuộc trò chuyện với GS. TS TRẦN NGỌC THƠ, Đại học Kinh tế TPHCM.
PHÓNG VIÊN: - GS có thể nói một góc nhìn dễ hiểu nhất về khủng hoảng ngân hàng hiện nay là từ đâu?
GS. TRẦN NGỌC THƠ: - Thực ra khủng hoảng ngân hàng với điều kiện mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng, người ta đi tìm một giải pháp “vĩnh cửu” để nó không lặp lại. Thế nhưng không có giải pháp nào giải quyết tận gốc 2 vấn đề “đòn bẩy và sự mù mờ” của các nhà băng.
Có thể nhìn các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt hay yếu kém của Việt Nam. Suy cho cùng các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.
- Vậy theo GS các cơ quan quản lý và các nhà phản biện chính sách có nhìn thấy vấn đề này không?
- Đứng ở góc nhìn là người Việt Nam và quan sát hoạt động ngân hàng nước nhà, tôi có thể diễn giải từ quyển sách của GS. Anat Admati, Đại học Stanford và Martin Hellwig, Viện Kinh tế Đức, về những cách hiểu chưa chính xác trong lĩnh vực ngân hàng, là lý do dẫn đến thất bại của các nhà băng. Quyển sách ẩn dụ hệ thống ngân hàng giống như câu chuyện cổ tích của Andersen về “Bộ quần áo tàng hình của Hoàng đế”.
Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.
Chuyện kể, có 2 thợ may thuyết phục Hoàng đế, rằng họ có khả năng dệt nên những bộ quần áo đẹp rất đặc biệt, với tuyên bố bộ quần áo tinh xảo đến mức sẽ vô hình đối với những người thiếu hiểu biết cho dù có đứng gần.
Hoàng đế đặt mua bộ quần áo đặc biệt nhưng cử các quan giám sát các thợ may, và họ không nhìn thấy gì đặc biệt, nhưng vì sợ bị coi là thiếu hiểu biết hoặc bất tài, nên ca ngợi sự lộng lẫy của quần áo vô hình và các loại vải không tồn tại đã được tạo ra. Và khi Hoàng đế “mặc" vào đi thăm viếng kinh thành, đám đông cũng ngưỡng mộ trang phục, mặc dù không ai nhìn thấy gì. Chỉ khi một đứa trẻ hét lên “Hoàng đế không có quần áo!”, thì mọi người mới nhận ra.
Câu chuyện ẩn dụ trên cho chúng ta thấy, tuy thường xuyên tiếp xúc hàng ngày với ngân hàng nhưng lại không hiểu hoặc thiếu những công cụ pháp lý để hiểu rõ ngân hàng đang gặp phải những rủi ro gì, cho đến một ngày “bộ quần áo đặc biệt” không tàng hình như chúng ta nghĩ.
Thế nhưng, lý do chính cho sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó. Cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty và ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế. Bất cứ ai thắc mắc hoạt động của các nhà băng đều có nguy cơ bị tuyên bố là không đủ năng lực để tham gia vào cuộc thảo luận.
Và cũng lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng mặc dù chỉ bỏ ra một số vốn cực thấp, nhưng đã tích lũy khối tài sản khổng lồ cùng với nhiều đặc quyền đặc lợi không khác gì các vị vua để đủ sức chi phối bất kỳ ai. Nói thẳng ra nhóm lợi ích ngân hàng và các vấn đề kinh tế-chính trị của nó quá khủng khiếp để không ai dám thách thức.
- Thưa GS, chúng ta hãy quay lại 2 vấn đề lớn nhất dẫn đến thất bại của các nhà băng: thiếu vốn và rất mù mờ mà GS đã đề cập?
- Để hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết chúng ta cần làm rõ thế nào là khái niệm “vốn ngân hàng”. Đây cũng là cách tiếp cận của GS. Anat Admati và Martin Hellwig khi bàn về việc vì sao nhà băng luôn gặp khủng hoảng. Thực ra chúng ta tưởng khái niệm vốn là đơn giản. Nhưng đối với ngân hàng khái niệm vốn hơi đặc biệt và đây là điều gây nhầm lẫn nhiều nhất, cũng như tạo thêm nhiều sự huyền bí trong ngành ngân hàng.
Lấy thí dụ, tôi muốn mua một ngôi nhà trị giá 300 tỷ đồng. Do không có đủ tiền trả ngay một lúc, chỉ có thể trả trước 10% giá trị căn nhà là 30 tỷ đồng, nên buộc phải đi vay ngân hàng 270 tỷ đồng còn lại bằng cách thế chấp căn nhà.
Có thể hình dung việc tôi mua nhà thông qua sơ đồ cân đối kế toán đơn giản: Bên tay trái đại diện cho tài sản của tôi có giá 300 tỷ đồng. Bên tay phải đại diện cho các nguồn tài chính căn nhà bao gồm khoản thế chấp 270 tỷ đồng và khoản thanh toán trước 30 tỷ đồng. Sự khác biệt giữa giá trị của ngôi nhà và giá trị những gì tôi nợ gọi là vốn chủ sở hữu (CSH) của tôi trong ngôi nhà. Còn vốn ngân hàng hay còn có tên gọi chính xác là vốn chủ nhà băng.
Từ đây bắt đầu phát sinh: giả dụ tôi là chủ ngân hàng, 30 tỷ đồng tiền thanh toán trước của tôi bây giờ gọi là vốn ngân hàng, tức vốn CSH của tôi là 30 tỷ đồng, và 270 tỷ đồng nợ ngân hàng lấy từ tiền gửi của dân.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu ngôi nhà giảm giá trị sau đó? Giả sử giá trị giảm 5% xuống còn 285 tỷ đồng. Sau khi trừ 270 tỷ đồng, ngân hàng chỉ còn lại 15 tỷ đồng vốn CSH. Như vậy chỉ cần giá nhà giảm 5% đã quét sạch vốn CSH 50%. Nếu giá nhà giảm 10% sẽ ăn hết 100% vốn CSH, và nếu giá nhà giảm trên 10% ngân hàng sẽ bị âm vốn CSH. Thuật ngữ chuyên môn gọi là mất khả năng thanh toán, ở Việt Nam có khái niệm ngân hàng 0 đồng. Thực ra nếu gọi chính xác phải là ngân hàng âm đồng.
Theo quy tắc kế toán hiện hành, nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn. Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản.
Đây chỉ là một thí dụ nhỏ cho thấy vay mượn đã phóng đại rủi ro như thế nào. Chỉ cần 1 sự sụt giảm nhỏ trong giá trị tài sản khoảng 10% cũng có thể ăn hết vốn CSH.
Nhưng cũng chỉ cần giá nhà tăng nhẹ cũng có thể lời gấp hàng chục lần. Đó là sự thú vị đam mê, nhưng cũng đầy nguy hiểm của nghề làm ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng. Nhưng rất tiếc, so với khu vực doanh nghiệp sản xuất, nó cũng lại ít bị điều tiết nhiều nhất.
- Vậy theo GS, thực trạng vốn CSH hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện như thế nào?
- Thí dụ trên cho thấy, vốn ngân hàng là một khái niệm động và phụ thuộc hoàn toàn vào rủi ro mà ta chưa biết trước. Ngay lúc tôi vay mượn vốn ngân hàng của tôi là 30 tỷ đồng. Nhưng sau đó đủ thứ rủi ro chưa biết xuất hiện làm giá nhà sụt giảm, ngay lập tức vốn CSH cũng giảm theo. Trong thực tế, điều này không tạo ra vấn đề lớn nếu ngân hàng không bán căn nhà ngay lập tức và người gửi tiền vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng.
Và thực ra đây chỉ là những khoản lỗ trên giấy. Bởi các quy tắc kế toán hiện hành không phản ảnh khoản lỗ này nếu nó được nắm giữ đến ngày đáo hạn. Vì vậy nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán, chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn.
Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản với khoản lỗ chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn 15,1 tỷ USD, gần bằng với 16 tỷ USD vốn CSH trước khi phá sản. Như vậy trước khi phá sản vào tháng 3 năm nay, SVB gần như là ngân hàng 0 đồng, nhưng vẫn báo cáo lợi nhuận khá tốt. “Hoàng đế” hầu như khỏa thân nhưng tại sao không ai thấy? Đến đây câu hỏi nhức nhối được đặt ra “các cơ quan quản lý đang ở đâu”?
Trở lại câu hỏi liệu vốn CSH hệ thống ngân hàng của chúng ta đang ở mức nào, thực hư ra sao, ắt chỉ có cơ quan quản lý là NHNN nắm rõ nhất. Hy vọng như thế! Nhưng những sự kiện chấn động trên thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua cho thấy, đối với các ngân hàng thân thiện với BĐS, chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong giá tài sản, rủi ro sẽ rất lớn.
Tôi đang lo lắng những chính sách mở đường cho các nhà băng tăng mua vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo ra những hệ lụy.
- Nói như vậy thị trường BĐS nước ta thời gian qua sụt giảm khá sâu, những nhà băng nào cho vay BĐS nhiều sẽ càng chấp nhận rủi ro?
- Trong thí dụ vay thế chấp căn nhà vừa nói trên, nếu giá tài sản giảm nhiều hơn 10%, có khả năng tôi sẽ không còn động lực trả nợ cho ngân hàng nữa. Nếu giá nhà giảm thêm 5%, tôi chỉ có thể trả nợ cho ngân hàng nếu tôi tìm ra một cơ hội sinh lợi 50% trên vốn CSH. Đây là điều không tưởng.
Vậy tôi phải làm gì? Làm đúng quy định điều này là không thể. Vậy là ngân hàng phải chơi trò chơi rủi ro, thậm chí làm sai luật pháp, tức đầu tư vào các dự án rủi ro thay vì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay. Thế thì chỉ còn cách đặt cược vào BĐS để mong sự hồi sinh. Và bằng một cách nào đó, liệu các nhà băng lại mua tiếp TPDN của chính các DN BĐS?
- Vậy giải pháp trước mắt các nhà băng cần phải tăng vốn nhiều hơn?
- Tạm thời tôi không bàn chuyện Chính phủ cứu hay không cứu ngân hàng, và luật pháp phải cải tiến như thế nào để tránh sân sau của các chủ nhà băng. Nhưng trước hết cần nhìn nhận 2 vấn đề.
Thứ nhất, pháp luật hiện nay quy định các chủ ngân hàng có trách nhiệm hữu hạn. Điều này khiến cho ngân hàng lao vào mô hình kinh doanh chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu thất bại chắc chắn sẽ lây lan sang toàn hệ thống và để lại hệ lụy khủng khiếp cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.
Thứ hai, để hạn chế các ông chủ ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức, cần phải tăng vốn cao thêm nữa. Sau cuộc khủng hoảng hàng loạt ngân hàng Mỹ, hầu như chắc chắn các nhà lập pháp sẽ buộc các chủ ngân hàng phải tăng vốn nhiều hơn nữa, thậm chí gấp đôi so với các quy định hiện tại. Nhiều đề xuất quốc tế cho rằng, các ngân hàng cần phải đủ vốn với tỷ lệ 30% vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản.
Với Việt Nam, ước tính sơ bộ của tôi cho thấy vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản các nhà băng Việt tầm khoảng vài phần trăm. Nó thật sự quá thấp. Ngoài ra, các quy định về các chỉ số thanh khoản nhà băng cũng cần được cải tiến và tăng cường mạnh hơn. Nếu chủ ngân hàng cảm thấy mình bị mất mát nhiều quá trong một cuộc chơi, họ sẽ hạn chế chấp nhận rủi ro quá mức.
- Thưa GS hầu hết nhà băng Việt đều tuân thủ Basel 2, một số tuyên bố tiệm cận Basel 3. Vậy điều này liệu có đủ ngăn các ngân hàng hạn chế chấp nhận rủi ro?
- Nhiều bình luận cho rằng, một trong những lý do dẫn tới khủng hoảng ngân hàng Mỹ hiện nay là do các quy định Basel quá phức tạp. Đến mức nó là câu chuyện riêng của các nhà toán học ở Ủy ban Basel chứ không phải của các chuyên gia. Các công thức quy định lượng vốn điều chỉnh rủi ro theo chuẩn Basel phức tạp đến mức “Hoàng đế” trong câu chuyện cổ tích của Andersen cũng không biết, hoặc không hiểu hết nhưng cứ giả vờ mình hiểu.
Còn các chuyên gia ngân hàng không dám nói gì vì sợ bị chê thiếu hiểu biết, bất tài, thiếu chuyên môn ngân hàng. Có những khái niệm toán học nghe rất siêu việt, nhưng thực ra trong thực tế ra sao vẫn không ai biết được. Chẳng hạn, quy định tính rủi ro thị trường cho các chứng khoán mà ngân hàng giao dịch, được tính ở mức kịch bản chịu đựng được rủi ro 1.000 năm mới xảy ra 1 lần.
Thế nhưng tại sao lại cứ hết khủng hoảng ngân hàng này đến khủng hoảng ngân hàng khác, theo chu kỳ 15 năm ở Mỹ lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng lớn (gần nhất là 2008 và 2023).
Và cũng mới đây thôi, thất bại của SVB cũng chính là do họ giao dịch và nắm giữ quá nhiều TP chính phủ. Cuộc khủng hoảng này đã dạy cho ta bài học, thậm chí ngay cả TP chính phủ tuy là tài sản an toàn nhưng vẫn đầy rủi ro.
Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam tôi thấy NHNN đang lấy ý kiến về đề xuất hạ hệ số rủi ro các khoản vay thế chấp nhà ở xã hội để tính hệ số đủ vốn CAR khoảng 12-50%, thay vì ở mức 25-100% như hiện tại. Hãy cẩn thận với đề xuất này.
- Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này.
Sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó, cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty trong nền kinh tế. Lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng có nhiều đặc quyền đặc lợi, tạo ra nhóm lợi ích ngân hàng.
Có 1 mối liên hệ mật thiết giữa Nợ công chính phủ là Lạm Phát gần như bất biến, nợ công càng gia tăng thì lạm phát sẽ còn càng cao.
Đơn cử nhất hãy nhìn chính phủ Mĩ, 1 khi hết tiền, họ lại phải nâng trần nợ công, để vay thêm tiền, và tiền lại đc in ra, lạm phát lại cứ gia tăng.
Chính vì vậy cơ bản muốn giảm lạm phát, thi cần phải giảm nợ công, siết chi tiêu chính phủ 1 cách hợp lý.
Nhưng 1 điều bất hợp lý là dân là người tạo ra tài sản, nhưng chính phủ lại là người quyết định xài nó.
Thể chế nào cũng vậy, chính vì điều này nên ko quốc gia nào tránh đc câu chuyện, xài tiền ko đúng mục đích và hiệu quả từ thuế người dân, khiến nợ công liên tục tăng cao.
Nay cuối tuần, kể anh em nghe 1 câu chuyện có thật từ Trump trước khi ông quyết định Phải làm tổng thống.
Năm 2016 khi Trump còn định tranh cử, lúc đó ông còn chưa là ứng viên của Đảng cộng hòa, năm đó con gái ông đã nói với ông rằng, vào năm 1980 chính quyền đã muốn xây 1 sân trượt băng tại trung tâm thành phố New York.
Từ 1980 chính quyền New York đã mất 6 năm rưỡi và 13tr đôla đầu tư công....nhưng vẫn ko xây xong sân trượt băng.
Lúc đó Trump nghĩ, làm thế nào mà chính phủ có thể làm đc 1 việc thần kì như vậy ?? Ông gọi điện cho chính quyền thành phố và nói rằng,
" Tôi sẽ xây dựng sân băng, chỉ cần 3tr đô và 4 tháng, hãy giao việc đó cho tôi"
Năm đó chính quyền còn chế nhạo ông, thậm chí còn công khai ý kiến của ông cho mọi người, nhưng vô tình lại phản tác dụng, vì người dân đã chờ đợi quá sức chịu đựng, họ đã ủng hộ ông Trump, và cuối cùng chính quyền phải giao cho ông làm, để chứng minh với đám đông, ông chỉ là kẻ nói khoác.
Ông Trump là người ko có kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng, nhưng bản lĩnh thương trường đã giúp ông nhận ra vấn đề cốt lõi cần xử lý.
Ông biết rằng chính quyền đã thuê 1 cty đến từ Florida, phía nam nước Mĩ, nơi luôn ấm áp, làm gì có mùa Đông, cty này chỉ là bình phong để nhận khoản tiền đầu tư công từ các chính trị gia.
Ông đã quyết định tìm 1 cty từ phía Bắc, đó chính là Canada là lựa chọn tốt nhất
Ông đã tìm dc 1 cty tại Toronto, đã từng xây dựng sân trượt băng cho Olympic, kĩ thuật của họ hàng đầu TG.
Kết quả là chỉ mất 3tr đôla Mĩ và 3 tháng đã hoàn thành, chưa hết, trong 3tr đôla Mĩ đó, ông còn tiết kiệm dc 750 nghìn đô để cải thiện phòng nghĩ và nhà hàng kinh doanh, tạo lợi nhuận lớn cho chính quyền
Ở đây chúng ta thấy rõ ràng khi đưa dòng tiền đầu tư công từ tiền Thuế của dân, vào tay tư nhân, thì kết quả sẽ rất khác là vào tay chính phủ, quốc gia nào cũng vậy
Vì sao, bởi vào tay tư nhân thì có chính phủ giám sát, còn vào cty con của ai đó thì sự giám sát đôi khi ko còn. Nhìn chung kết quả, nói lên năng lực, chả phải bàn cãi
Chính lẽ đó nên nợ công các quốc gia vốn dĩ sẽ liên tục tăng, và chỉ có 2 cách giảm
1. Giảm chi tiêu công, xài sao hợp lý
2. Gia tăng sản lượng hàng, để theo kịp tiền nợ dc in ra
Vĩ mô thú vị đúng ko, học vĩ mô phải bốc tách từ sự kiện cuộc sống
Dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, siêu lạm phát là một hiện tượng đang trở nên phổ biến trong nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn và chưa hiểu rõ về khái niệm này là gì. Những tác động mà nó mang lại như thế nào? Bài viết này sẽ nói cho bạn tất tần tật về siêu lạm phát – bản chất, đặc điểm, nguyên nhân của nó!
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát (trong tiếng Anh là Hyperinflation) là một tình trạng tăng giá cả rất nhanh chóng, vượt quá mức và nằm ngoài tầm kiểm soát.
Tình trạng này xảy ra khi tỷ lệ tăng giá hàng tháng vượt quá 50%, một mức độ cực kỳ cao. Để so sánh, tỷ lệ lạm phát của Mỹ được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng thường dưới 2% mỗi năm. Nó gây ra tình trạng người tiêu dùng và doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm vì giá cả tăng cao hơn.
Nó được xác định khi mức độ tăng giá các mặt hàng hơn 50% mỗi tháng.
Bản chất của siêu lạm phát
Lạm phát là tình trạng tăng giá cả trong nền kinh tế và nó thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Siêu lạm phát là sự mất kiểm soát về tăng trưởng lạm phát trong một nền kinh tế.
Siêu lạm phát xảy ra khi có quá nhiều tiền tệ được cung cấp trong nền kinh tế, nhưng không đủ số lượng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này dẫn đến sự tăng giá cả, vì mọi người có quá nhiều tiền để chi tiêu, nhưng số lượng hàng hóa và dịch vụ không đủ để đáp ứng nhu cầu đó.
Trong thực tế, ngân hàng là một trong những cơ quan không thể thiếu trong nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác đều có nguy cơ bị phá sản. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu về hiện tượng phá sản của ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Ngân hàng phá sản khi nào?
Một ngân hàng được coi là phá sản khi không thể hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ và người gửi tiền, hay còn gọi là mất khả năng thanh toán.
Khi nào thì ngân hàng phá sản?
Theo quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phá sản, một ngân hàng cần thực hiện mở thủ tục phá sản. Sau khi được Tòa án chấp thuận và triển khai thủ tục tuyên bố phá sản, khi toàn bộ tài sản của Ngân hàng được thanh lý, ngân hàng đó sẽ được coi là hoàn thiện quá trình phá sản.
Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực hiện phá sản qua việc làm thủ tục. Khi một ngân hàng được coi là yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cơ cấu lại, tiến hành chuyển giao 0 đồng cho một ngân hàng khác.
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài (thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm).
Các biểu hiện của suy thoái kinh tế:
Đồng USD tăng mạnh
Vận tải biển suy yếu
Dự báo bi quan về tổng sản phẩm quốc nội (“GDP”)
Nhu cầu dầu mỏ yếu
Thị trường chứng khoán suy giảm
Biến động Thị trường lao động
Bất ổn chính trị, mâu thuẫn chính sách
Điều kiện tín dụng
Lãi suất trái phiếu
Nợ xấu gia tăng
Các yếu tố ngoại sinh như thời tiết hay chiến tranh
Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhà nước sẽ thực hiện chính sách bơm tiền. Vậy bơm tiền là gì? Đối với nền kinh tế, hoạt động bơm tiền có ý nghĩa như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chính sách này nhé!
Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là hoạt động mà Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng. Chính sách này được nhà nước áp dụng khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Khi nhà nước thực hiện chính sách bơm tiền, cung tiền sẽ tăng lên kéo theo lãi suất giảm. Chính vì vậy, người dân có thể vay tiền ở ngân hàng một cách dễ dàng hơn qua đó, kích thích những khoản vay cá nhân và vay doanh nghiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Để mở rộng cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng 3 biện pháp sau:
Mua chứng khoán trên thị trường mở
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Giảm mức lãi suất chiết khấu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện đồng thời cả ba biện pháp trên.
Trong nền kinh tế, khi xảy ralạm phátlàm cho khu vực đó có một cuộc sống rất khó khăn. Và điển hình cho việc đó là đất nước Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%.
Khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ để mua chúng.
Điều đó có thể thấy đây là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?
Khái niệm:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát có 3 mức độ:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10 %
Lạm phát phi mã: 10 % đến dưới 1000 %
Siêu lạm phát: trên 1000 %
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5 % trở xuống. Một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10 % thì tiền mất giá tầm 5 % là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5 % tăng trưởng thực sự.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.
Thuật ngữ bong bóng kinh tế được nhắc đến như một lời cảnh báo về sự tăng giá quá mức của một loại tài sản vượt xa giá trị thực của nó. Trong lịch sử kinh tế thế giới, hệ quả của nhữngbong bóng kinh tếđể lại là vô cùng lớn, mang lại sự sợ hãi cho các nhà đầu tư. Vậy bong bóng tài chính, bong bóng kinh tế là gì? Cách hình thành bong bóng kinh tế sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Bóng bóng kinh tế là gì?
Bóng bóng là một chu kỳ kinh tế được hình thành bởi sự leo thang nhanh chóng giá trị thị trường của một hoặc một loại tài sản. Giá thị trường của tài sản trong chu kỳ bong bóng được đưa lên mức cao hoặc rất cao so với giá trị thực của nó. Hoạt động đầu cơ trong thời điểm này là vô cùng lớn, nhà đầu tư thực hiện việc mua với kì vọng sẽ bán với mức giá cao hơn nữa. Đến một mức giá mà ở đó, không còn khả năng đưa mức giá lên cao hơn nữa, một sự suy giảm lớn xảy ra đẩy giá thị trường của tài sản rơi chóng vánh, đây là giai đoạn sụp đổ hoặc được gọi là vỡ bong bóng.
Thông thường, một bong bóng kinh tế thường được hình thành bởi hoạt động hành vi thị trường quá mức vượt xa các quy chuẩn về đầu tư. Nguyên nhân hình thành của bong bóng vẫn luôn là chủ đề được tranh cãi bởi các nhà kinh tế học, một số nhà kinh tế còn phủ định nguyên lý về bong bóng kinh tế. Tuy nhiên, bong bóng kinh tế thường chỉ có thể xác định được khi nhìn lại, sau khi giá đã giảm mạnh.
Trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, chúng ta thường nghe đến một khái niệm quan trọng - "tiền rẻ" (Cheap Money).
Tiền rẻ là gì và tại sao nó lại có tác động lớn đến tình hình tài chính và kinh tế ?
Tiền rẻ là gì?
Tiền rẻ được biết đến trong tiếng Anh là "Cheap Money," đề cập đến việc cung cấp tiền và tín dụng với lãi suất thấp hoặc chính sách lãi suất thấp do các ngân hàng trung ương hoặc chính phủ thiết lập. Điều này thường được thực hiện để thúc đẩy hoạt động tài chính và kích thích nền kinh tế trong những thời kỳ khó khăn.
Lãi suất thấp là một phần quan trọng của khái niệm "Tiền rẻ." Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất chính sách, các ngân hàng thương mại sẽ thường giảm lãi suất cho vay cho cá nhân và doanh nghiệp. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người vay tiền với chi phí lãi suất thấp hơn, làm cho việc vay trở nên hấp dẫn và dễ dàng hơn.
Để minh họa rõ hơn về cách tiền rẻ hoạt động trong thực tế, hãy xem xét ví dụ sau:
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương của một quốc gia quyết định giảm lãi suất chính sách xuống mức thấp nhất có thể. Điều này làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm đi đáng kể. Do đó, một cá nhân quyết định mua một căn nhà bằng cách vay vốn từ một ngân hàng với lãi suất thấp.
Việc vay vốn với lãi suất thấp giúp cá nhân này tiết kiệm hàng nghìn đô la mỗi năm trong việc trả lãi suất so với việc vay với lãi suất cao hơn. Điều này kích thích thị trường bất động sản và đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế.