#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.
Showing posts with label khung hoang kinh te. Show all posts
Showing posts with label khung hoang kinh te. Show all posts

Dự báo mới về giá vàng



Vàng tăng khi FED bắt đầu nâng lãi suất và chiến tranh bùng nổ, vàng là nơi Phòng Trú tránh lạm phát !

Vậy FED vào chu kỳ giảm lãi suất, chiến tranh được 1 thời gian sắp tạm dừng chiến thì sao KOL lớn lại ra mặt nói tăng làm gì ? 

======================================

 https://cafef.vn/du-bao-moi-ve-gia-vang-188240927063712781.chn

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về giá vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.


Ngày 26/9, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố báo cáo về triển vọng giá vàng thế giới. Theo UOB, vàng đã tăng mạnh trong năm 2024, từ mức chỉ hơn 2.000 USD/oz vào đầu tháng 1 lên mức hiện tại là trên 2.600 USD/oz vào cuối tháng 9.

UOB nhận định, chu kỳ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm cho đồng USD suy yếu và lãi suất thấp hơn hiện đang tạo ra động lực tích cực cho giá vàng.

“Chúng tôi dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 2 lần nữa ở mức 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024. Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed cùng với sự suy yếu dự kiến của cả đồng USD và lãi suất vay sẽ tạo ra động lực quan trọng cho giá vàng”, chuyên gia của UOB nói.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu chung của các ngân hàng trung ương đối với việc phân bổ dự trữ vào vàng vẫn không hề suy giảm. Khảo sát gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục coi vàng là một nguồn lưu trữ giá trị quan trọng cho dự trữ của họ và đã chỉ ra ý định tiếp tục tăng phân bổ dài hạn của họ vào vàng.

Bất chấp các giao dịch mua quy mô lớn trong thập kỷ qua, dự trữ vàng của Trung Quốc hiện được ước tính chiếm hơn 5% trên bảng cân đối của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Dự báo mới về giá vàng- Ảnh 1.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ hiện nắm giữ khoảng 261 triệu ounce vàng dự trữ, tương đương 10% quy mô bảng cân đối hiện tại của Fed là 7.100 tỷ USD.

Tương tự, Ấn Độ đã hạ thuế nhập khẩu vàng từ 15% trước đó xuống còn 6% vào tháng 7. Trong tháng 8, Ấn Độ có mức tăng đột biến 30% doanh số bán đồ trang sức bằng vàng.

“Điều này được kết hợp với mức tăng đột biến trong nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng của Ấn Độ lên mức cao kỷ lục mới, khi tổng giá trị nhập khẩu vàng tăng gấp ba lần từ 3,13 tỷ USD trong tháng 7 lên 10,06 tỷ USD trong tháng 8”, báo cáo UOB nêu.

Trong báo cáo triển vọng toàn cầu quý IV, UOB nâng dự báo tích cực về vàng lên 3.000 USD/oz vào quý III/2025. UOB đã có cái nhìn tích cực về vàng kể từ tháng 3/2022 khi giá vàng bắt đầu kiểm tra ngưỡng kháng cự 2.000 USD/oz. Kể từ đó, UOB liên tục nâng dự báo về vàng khi các động lực tích cực tăng lên.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV tới, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.

Tuy nhiên, rủi ro chính đối với dự báo của UOB là khả năng lạm phát bất ngờ tăng tốc trở lại, buộc Fed phải thu hẹp quy mô cắt giảm lãi suất dự kiến. Do đó có thể dẫn đến sự gia tăng trở lại của đồng USD và lãi suất sẽ gây bất lợi cho vàng.


#1 Nợ công mới là thứ kéo lạm phát


 [Nợ công mới là thứ kéo lạm phát]
Tham khảo thêm : 2023 https://vneconomy.vn/tran-no-cong-cua-my-thay-doi-the-nao-trong-hon-50-nam-qua.htm 



Có 1 mối liên hệ mật thiết giữa Nợ công chính phủ là Lạm Phát gần như bất biến, nợ công càng gia tăng thì lạm phát sẽ còn càng cao.

Đơn cử nhất hãy nhìn chính phủ Mĩ, 1 khi hết tiền, họ lại phải nâng trần nợ công, để vay thêm tiền, và tiền lại đc in ra, lạm phát lại cứ gia tăng.

Chính vì vậy cơ bản muốn giảm lạm phát, thi cần phải giảm nợ công, siết chi tiêu chính phủ 1 cách hợp lý.

Nhưng 1 điều bất hợp lý là dân là người tạo ra tài sản, nhưng chính phủ lại là người quyết định xài nó. 

Thể chế nào cũng vậy, chính vì điều này nên ko quốc gia nào tránh đc câu chuyện, xài tiền ko đúng mục đích và hiệu quả từ thuế người dân, khiến nợ công liên tục tăng cao.

Nay cuối tuần, kể anh em nghe 1 câu chuyện có thật từ Trump trước khi ông quyết định Phải làm tổng thống.

Năm 2016 khi Trump còn định tranh cử, lúc đó ông còn chưa là ứng viên của Đảng cộng hòa, năm đó con gái ông đã nói với ông rằng, vào năm 1980 chính quyền đã muốn xây 1 sân trượt băng tại trung tâm thành phố New York.

Từ 1980 chính quyền New York đã mất 6 năm rưỡi và 13tr đôla đầu tư công....nhưng vẫn ko xây xong sân trượt băng.

Lúc đó Trump nghĩ, làm thế nào mà chính phủ có thể làm đc 1 việc thần kì như vậy ?? Ông gọi điện cho chính quyền thành phố và nói rằng, 

" Tôi sẽ xây dựng sân băng, chỉ cần 3tr đô và 4 tháng, hãy giao việc đó cho tôi"

Năm đó chính quyền còn chế nhạo ông, thậm chí còn công khai ý kiến của ông cho mọi người, nhưng vô tình lại phản tác dụng, vì người dân đã chờ đợi quá sức chịu đựng, họ đã ủng hộ ông Trump, và cuối cùng chính quyền phải giao cho ông làm, để chứng minh với đám đông, ông chỉ là kẻ nói khoác.

Ông Trump là người ko có kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng, nhưng bản lĩnh thương trường đã giúp ông nhận ra vấn đề cốt lõi cần xử lý.

Ông biết rằng chính quyền đã thuê 1 cty đến từ Florida, phía nam nước Mĩ, nơi luôn ấm áp, làm gì có mùa Đông, cty này chỉ là bình phong để nhận khoản tiền đầu tư công từ các chính trị gia.

Ông đã quyết định tìm 1 cty từ phía Bắc,  đó chính là Canada là lựa chọn tốt nhất

Ông đã tìm dc 1 cty tại Toronto, đã từng xây dựng sân trượt băng cho Olympic, kĩ thuật của họ hàng đầu TG.

Kết quả là chỉ mất 3tr đôla Mĩ và 3 tháng đã hoàn thành, chưa hết, trong 3tr đôla Mĩ đó, ông còn tiết kiệm dc 750 nghìn đô để cải thiện phòng nghĩ và nhà hàng kinh doanh, tạo lợi nhuận lớn cho chính quyền  

Ở đây chúng ta thấy rõ ràng khi đưa dòng tiền đầu tư công từ tiền Thuế của dân, vào tay tư nhân, thì kết quả sẽ rất khác là vào tay chính phủ, quốc gia nào cũng vậy

Vì sao, bởi vào tay tư nhân thì có chính phủ giám sát, còn vào cty con của ai đó thì sự giám sát đôi khi ko còn. Nhìn chung kết quả, nói lên năng lực, chả phải bàn cãi 

Chính lẽ đó nên nợ công các quốc gia vốn dĩ sẽ liên tục tăng, và chỉ có 2 cách giảm 

1. Giảm chi tiêu công, xài sao hợp lý

2. Gia tăng sản lượng hàng, để theo kịp tiền nợ dc in ra

Vĩ mô thú vị đúng ko, học vĩ mô phải bốc tách từ sự kiện cuộc sống

=======================================================

Mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng



Dầu và vàng là 2 loại hàng hóa quan trọng trên thị trường, giá dầu và giá vàng thay đổi có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác.

Nắm được các yếu tố tác động đến giá dầu và giá vàng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt.

Vậy mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Dầu và vàng là 2 loại hàng hóa có quan hệ mật thiết với nhau

3 yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu trên thị trường


Dầu trở thành nguồn nguyên liệu chính của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay giá dầu trên thế giới tăng giảm liên tục bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Quy luật Cung – Cầu trên thị trường

Quy luật cung – cầu trên thị trường có thể được hiểu là khi nguồn cung lớn thì nhu cầu mua hàng sẽ giảm. Ngược lại khi lượng cung khan hiếm thì nhu cầu trên thị trường sẽ tăng. Giá dầu cũng không nằm ngoài quy luật này. Sự tăng hay giảm của giá dầu sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy luật cung cầu.

Tình hình chính trị căng thẳng giữa các nước

Tình hình chính trị căng thẳng khiến việc cung cấp dầu bị đình trệ đặc biệt với các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng chóng mặt. Bên cạnh đó, các vấn đề như thiên tai hay khủng bố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá dầu trên thị trường.


Các tổ chức trên thế giới

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của giá dầu một phần cũng xuất phát từ các tổ chức lớn trên toàn cầu như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Các chính sách và quy định chung từ các tổ chức sẽ quyết định trực tiếp đến giá cả của dầu mỏ trên thị trường.





Chuyện gì xảy ra khi ngân hàng phá sản?


 Trong thực tế, ngân hàng là một trong những cơ quan không thể thiếu trong nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác đều có nguy cơ bị phá sản. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu về hiện tượng phá sản của ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Ngân hàng phá sản khi nào?

Một ngân hàng được coi là phá sản khi không thể hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ và người gửi tiền, hay còn gọi là mất khả năng thanh toán. 

Khi nào thì ngân hàng phá sản?
Khi nào thì ngân hàng phá sản?

Theo quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phá sản, một ngân hàng cần thực hiện mở thủ tục phá sản. Sau khi được Tòa án chấp thuận và triển khai thủ tục tuyên bố phá sản, khi toàn bộ tài sản của Ngân hàng được thanh lý, ngân hàng đó sẽ được coi là hoàn thiện quá trình phá sản.

Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực hiện phá sản qua việc làm thủ tục. Khi một ngân hàng được coi là yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cơ cấu lại, tiến hành chuyển giao 0 đồng cho một ngân hàng khác.

Khủng hoảng kinh tế là gì? Ví dụ về khủng hoảng kinh tế


 Khủng hoảng kinh tế hiện nay luôn là nỗi sợ của tất cả mọi người chú không chỉ riêng gì các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nó xảy ra thì chúng ta cũng cần phải đối mặt và tìm cách giải quyết, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bài viết sau đây của DNSE sẽ nói về khủng hoảng kinh tế là gì và những vấn đề xung quanh chủ đề này?

Khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là gì? Có nên đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng?

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế tiếng anh là Economic Crisis là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí toàn thế giới suy thoái đột ngột, trầm trọng và theo chiều hướng kéo dài.

Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực, song với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Nên đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế?


 Tích lũy tiền mặt, đầu tư chứng khoán, đầu tư dầu mỏ, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,… đâu là kênh đầu tư lý tưởng sau khủng hoảng kinh tế kéo dài?

 đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra chuỗi tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế xã hội nói chung mà biểu hiện rõ rất nhất là đợt bán tháo lớn nhất trên thị trường kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tuy nhiên, tính đến nay, mặc dù các nền kinh tế chính vẫn chưa mở cửa hoàn toàn cho các biện pháp hạn chế, thị trường tài chính toàn cầu đã có bước phục hồi đáng kinh ngạc với sự tham gia ồ ạt của hàng loạt nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán – kênh đầu tư đang ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn nhờ sự an toàn và ổn định theo thời gian.

Suy thoái kinh tế chắc chắn là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chung về khủng hoảng kinh tế, những tác động tới thị trường, cũng như những kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn khủng hoảng… luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của bạn trước những đợt sóng khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện và hậu quả


 


Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài (thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm).

Các biểu hiện của suy thoái kinh tế:

  • Đồng USD tăng mạnh
  • Vận tải biển suy yếu
  • Dự báo bi quan về tổng sản phẩm quốc nội (“GDP”)
  • Nhu cầu dầu mỏ yếu
  • Thị trường chứng khoán suy giảm
  • Biến động Thị trường lao động
  • Bất ổn chính trị, mâu thuẫn chính sách
  • Điều kiện tín dụng
  • Lãi suất trái phiếu
  • Nợ xấu gia tăng
  • Các yếu tố ngoại sinh như thời tiết hay chiến tranh

Bơm tiền là gì? Vai trò của hoạt động bơm tiền đối với nền kinh tế


 Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhà nước sẽ thực hiện chính sách bơm tiền. Vậy bơm tiền là gì? Đối với nền kinh tế, hoạt động bơm tiền có ý nghĩa như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chính sách này nhé!

Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là hoạt động mà Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng. Chính sách này được nhà nước áp dụng khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Khi nhà nước thực hiện chính sách bơm tiền, cung tiền sẽ tăng lên kéo theo lãi suất giảm. Chính vì vậy, người dân có thể vay tiền ở ngân hàng một cách dễ dàng hơn qua đó, kích thích những khoản vay cá nhân và vay doanh nghiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Để mở rộng cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng 3 biện pháp sau:

  • Mua chứng khoán trên thị trường mở
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Giảm mức lãi suất chiết khấu.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện đồng thời cả ba biện pháp trên.

Bong bóng kinh tế là gì? Cách hình thành bong bóng kinh tế


 Thuật ngữ bong bóng kinh tế được nhắc đến như một lời cảnh báo về sự tăng giá quá mức của một loại tài sản vượt xa giá trị thực của nó. Trong lịch sử kinh tế thế giới, hệ quả của những bong bóng kinh tế để lại là vô cùng lớn, mang lại sự sợ hãi cho các nhà đầu tư. Vậy bong bóng tài chính, bong bóng kinh tế là gì? Cách hình thành bong bóng kinh tế sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

 

Bóng bóng kinh tế là gì?

Bóng bóng là một chu kỳ kinh tế được hình thành bởi sự leo thang nhanh chóng giá trị thị trường của một hoặc một loại tài sản. Giá thị trường của tài sản trong chu kỳ bong bóng được đưa lên mức cao hoặc rất cao so với giá trị thực của nó. Hoạt động đầu cơ trong thời điểm này là vô cùng lớn, nhà đầu tư thực hiện việc mua với kì vọng sẽ bán với mức giá cao hơn nữa. Đến một mức giá mà ở đó, không còn khả năng đưa mức giá lên cao hơn nữa, một sự suy giảm lớn xảy ra đẩy giá thị trường của tài sản rơi chóng vánh, đây là giai đoạn sụp đổ hoặc được gọi là vỡ bong bóng.

Thông thường, một bong bóng kinh tế thường được hình thành bởi hoạt động hành vi thị trường quá mức vượt xa các quy chuẩn về đầu tư. Nguyên nhân hình thành của bong bóng vẫn luôn là chủ đề được tranh cãi bởi các nhà kinh tế học, một số nhà kinh tế còn phủ định nguyên lý về bong bóng kinh tế. Tuy nhiên, bong bóng kinh tế thường chỉ có thể xác định được khi nhìn lại, sau khi giá đã giảm mạnh.

Tiền rẻ là gì? Nhược điểm và nguy cơ của tiền rẻ


 Trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, chúng ta thường nghe đến một khái niệm quan trọng - "tiền rẻ" (Cheap Money). 

Tiền rẻ là gì và tại sao nó lại có tác động lớn đến tình hình tài chính và kinh tế ? 



Tiền rẻ là gì?

Tiền rẻ được biết đến trong tiếng Anh là "Cheap Money," đề cập đến việc cung cấp tiền và tín dụng với lãi suất thấp hoặc chính sách lãi suất thấp do các ngân hàng trung ương hoặc chính phủ thiết lập. Điều này thường được thực hiện để thúc đẩy hoạt động tài chính và kích thích nền kinh tế trong những thời kỳ khó khăn.

Lãi suất thấp là một phần quan trọng của khái niệm "Tiền rẻ." Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất chính sách, các ngân hàng thương mại sẽ thường giảm lãi suất cho vay cho cá nhân và doanh nghiệp. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người vay tiền với chi phí lãi suất thấp hơn, làm cho việc vay trở nên hấp dẫn và dễ dàng hơn.

Để minh họa rõ hơn về cách tiền rẻ hoạt động trong thực tế, hãy xem xét ví dụ sau:

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương của một quốc gia quyết định giảm lãi suất chính sách xuống mức thấp nhất có thể. Điều này làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm đi đáng kể. Do đó, một cá nhân quyết định mua một căn nhà bằng cách vay vốn từ một ngân hàng với lãi suất thấp.

Việc vay vốn với lãi suất thấp giúp cá nhân này tiết kiệm hàng nghìn đô la mỗi năm trong việc trả lãi suất so với việc vay với lãi suất cao hơn. Điều này kích thích thị trường bất động sản và đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Vòng xoáy lạm phát là gì? Tác động như thế nào tới thị trường


 Lạm phát là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Đây là chủ đề thường được đề cập trong các cuộc trò chuyện về tình hình tài chính quốc gia, ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư, và cách chính phủ quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nếu lạm phát tiếp tục tăng lên, có thể dẫn đến một hiện tượng được gọi là "vòng xoáy lạm phát"? Vậy vòng xoáy lạm phát là gì? Và tác động đến thị trường như thế nào.

Vòng xoáy lạm phát là gì?

Vòng xoáy lạm phát (hay còn gọi là "inflationary spiral" trong tiếng Anh) là một hiện tượng kinh tế khi lạm phát tăng lên một cách đáng kể và tạo ra một chu kỳ tăng giá liên tục, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hiện tượng này thường bắt đầu từ việc tăng giá của hàng hóa và dịch vụ cơ bản, khiến người tiêu dùng phải trả nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ.

Ví dụ, nếu giá xăng dầu tăng lên, điều này sẽ tạo áp lực tăng giá cho nhiều mặt hàng và dịch vụ khác, bởi vì năng lượng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Khi giá cơ bản tăng lên, người tiêu dùng sẽ cảm thấy sức mua của họ bị suy giảm. Điều này có thể khiến họ yêu cầu mức lương cao hơn để đối phó với tình hình lạm phát, và do đó, các doanh nghiệp phải tăng lương cho nhân viên.

Nhưng tăng lương cũng làm tăng chi phí sản xuất, và để bù đắp cho chi phí cao hơn, doanh nghiệp có thể tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Điều này lại tiếp tục tạo áp lực tăng giá và làm cho lạm phát trở nên tự nhiên.

CỔ PHIẾU ĐẦU TƯ CÔNG LÀ GÌ ?


Cổ phiếu đầu tư công



Đầu tư công được xem là “cỗ xe tam mã” của Nhà nước trong việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nhóm cổ phiếu đầu tư công đang được hưởng lợi lớn khi tốc độ giải ngân vốn đầu tư có nhiều tín hiệu tích cực. Nếu chưa có hướng đi nào cụ thể trong việc đầu tư như thế nào trong thời gian tới, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc về nhóm cổ phiếu tiềm năng này.


Cổ phiếu đầu tư công là gì?

Cổ phiếu đầu tư công là nhóm cổ phiếu được phát hành từ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư của Chính phủ. Nhóm này thường được hưởng lợi khi Nhà nước thực hiện các công trình, dự án khác nhau (thường nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội chung)

Vì thế, nhóm các mã cổ phiếu đầu tư công thường rất rộngCác mã cổ phiếu đầu tư công chủ yếu thuộc các nhóm như ngành xây dựng và thiết kế công trình, bất động sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, cảng biển,…

Đặc điểm nổi bật của cổ phiếu đầu tư công

Nhóm cổ phiếu đầu tư công thường có một số đặc điểm nổi bật sau:

– Cổ phiếu đầu tư công sẽ được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công của Nhà nước.

– Nhà đầu tư có thể yên tâm khi đầu tư vào doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đầu tư công. Các hoạt động đầu tư này đều được nhận định an toàn, ít rủi ro do được quản lý và xây dựng rất chặt chẽ.

– Cổ phiếu đầu tư công thường tác động rất lớn đến các nhóm ngành phục vụ cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

KHÁI NIỆM VỀ TIỀN VÀ LẠM PHÁT



LẠM PHÁT TĂNG => CHỨNG KHOÁN SẬP => NGÂN HÀNG SẬP.

LẠM PHÁT TĂNG => LÃI SUẤT TĂNG => BĐS SẬP => NGÂN HÀNG SẬP.

LÃI SUẤT TĂNG => ĐẦU TƯ GIẢM => THẤT NGHIỆP TĂNG => GDP GIẢM => KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

Chỉ cần đoán được thời kì lạm phát cao xảy ra khi nào? Dấu hiệu nhận biết là gì? Khi đấy ta sẽ có chiến lược đầu tư trung và dài hạn hiệu quả.

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg